Việt Nam là quốc gia có lượng xe máy sử dụng xếp thứ 4 Châu Á. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Luật giao thông và chấp hành đúng Luật. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu Luật quy định về làn đường xe máy. Không biết có bạn nào thắc mắc vấn đề đường 2 làn xe máy đi làn nào không?
“Trên tuyến đường 2 làn thì xe máy nên đi là nào là đúng luật giao thông đường bộ, và xe máy có được phép đi bên trái không?”. Có lẽ đây là thắc mắc của nhiều người tham gia giao thông.
Quy định về làn đường trên tuyến đường cao tốc
Trên tuyến các tuyến đường cao tốc chỉ có hai làn xe và chỉ có vạch chia hai chiều đường mà không phải dải phân cách (cố định hoặc di động) như tuyến đường Nội Bài-Yên Bái hoặc các tuyến đường cao tốc khác. Theo Luật giao thông đường bộ quy định về đường cao tốc như sau “Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt”.
Dải phân cách cũng được xác định là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều chạy xe riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân chia gồm các loại cổ định và loại di động”.
Như vậy trên tuyến đường cao tốc chỉ có 2 làn xe, đã có phần chiều đi rõ ràng. Người đi xe máy đi đúng chiều của mình và không được đi ngược chiều.
Quy định về làn đường dành cho xe máy
Theo Luật Giao thông đường bộ, điều 13 Quy định về việc sử dụng làn đường như sau:
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được di chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có đèn tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông xung quanh.
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải.
Như vậy, theo Luật Giao thông đường bộ thì chỉ có xe thô sơ mới phải đi trên làn đường trong cùng, còn xe máy có thể đi ở làn bên trái, có cả oto, nếu không có biển phân chia làn đường theo phương tiện.
Trên đường cùng một chiều có ba làn đường, trong đó một làn đường phân chia bằng nét liền thì xe máy chạy ở làn nào còn tùy vào trường hợp.
Trên tuyến đường có vạch trắng liền có độ rộng 20cm nằm trong quy chuẩn 41/2012 gọi là vạch 1.2, phân chia mép phần xe cơ giới với phần xe thô sơ, người đi bộ hoặc lề đường trên các trục đường, xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết.
Nếu ở đầu đường không biển báo nào khác, nếu bạn thấy vạch này, xe máy phải chạy ở làn 2, nếu chạy ở làn 1 sẽ bị phạt lỗi sai làn. Tuy nhiên, thực tế để phù hợp với từng loại đường, chẳng hạn như được có thiết kế giống như đường cao tốc vẫn cho xe máy hoạt động. Tuy nhiên, ở đầu đường sẽ cắm biển báo phân làn đường theo phương tiện, xe máy chỉ được id trên làn số 1. Lúc này, nếu xe máy lấn sang làn 2 hoặc sát giải phân cách thì sẽ bị phạt, trừ những trường hợp cần chuyển hướng.
Do đó, người điều khiển xe máy nên chú ý quan sát từ đầu đường, nếu không có biển báo phân làn đường theo phương tiện thì làn đường 1 dành cho xe thô sơ, xe máy đi vào sẽ bị phạt. Nếu có biển báo phân làn đường cụ thể thì thông thường xe máy được đi ở làn 1.
Hy vọng qua bài chia sẻ ngắn này giải đáp được thắc mắc của mọi người về đường 2 làn xe máy đi làn nào. Cùng như hy vọng mọi người nắm rõ luật về làn đường để tham gia giao thông lành mạnh và an toàn.
Xin hỏi xe máy đang đi ở làn số 1, phía trước gặp chướng ngại vật( otô đỗ, lấn chiếm, xe chở hàng cồng kềnh đi chậm), thì xe máy xử lý thế nào cho đúng?